Company name
Viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai
Viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai được biết đến là 1 thể lâm sàng của căn bệnh viêm quanh khớp vai với 2 dấu hiệu điển hình là viêm bao hoạt dịch khớp vai và sự co thắt ở khớp vai. Bệnh nhân viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai sẽ gặp nhiều hạn chế trong vận động khớp nếu như không sớm được điều trị kịp thời và luyện tập đúng cách.
Viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai là bệnh gì
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu về bệnh lý viêm quanh khớp vai.
Viêm quanh khớp vai (tên khoa học là: Periarthritis humeroscapularis) là hiện tượng viêm những cơ quan phần mềm cạnh khớp vai gồm có gân, túi thanh dịch, bao khớp nhưng lại không gồm những tổn thương ở xương, sụn hay màng dịch khớp.
Xem thêm: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/viem-dau-khop-vai-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-chua-benh-toi-uu-c683a1035208.html
Viêm quanh khớp vai được chia làm 4 thể lâm sàng là:
- Đau vai thông thường do mắc bệnh lý về gân
- Đau vai cấp tính do lắng đọng vi tinh thể
- Giả liệt khớp vai do nứt gân nhị đầu hoặc là nứt những gân mũ cơ quay
- Viêm dính bao hoạt dịch, bao khớp dày, co thắt bao khớp gây ra tình trạng cứng khớp vai
Trong số đó, viêm bao hoạt dịch khớp vai chính là hiện tượng viêm ảnh hưởng tới bao chứa đầy dịch của khớp vai hay còn được gọi là túi hoạt dịch.
Túi hoạt dịch này có tác dụng như chiếc đệm giữa các xương, dây chằng và cơ gần khớp. Một khi túi hoạt dịch này bị viêm sẽ gây ra viêm bao hoạt dịch và tác động xấu đến sự vận động của các tổ chức ở đây và có thể gây ra tình trạng đau co thắt khớp vai.
Lý do gây nên viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai thường gặp là vì xảy ra chấn thương nặng ở vùng vai do bị té ngã, tai nạn, tập thể dục thể thao quá mức, những chấn thương cơ học lặp đi lặp lại hoặc là do thoái hóa gân.
Triệu chứng viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai
Triệu chứng lâm sàng
- Đau co thắt tại khớp vai, đau dữ dội khi vận động khớp quá mức.
- Đau nhiều hơn về đêm, nhất là khi nằm ngủ bị đè lên tay trong tư thế nằm nghiêng.
- Hạn chế cử động ở khớp vai.
- Hạn chế vận động ổ khớp và xương cánh tay, khó có thể làm những động tác giang tay.
Triệu chứng cận lâm sàng
Company name
Hình ảnh chụp phim X-quang sẽ cho ta thấy khoang khớp bị thu hẹp (còn lại khoảng 5-10ml so với mức bình thường là 30-35ml), các túi hoạt dịch, màng hoạt dịch bị biến mất và bị giảm cản quang khớp
Hướng điều trị viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai
Tùy vào cấp độ bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai thích hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân.
Về nguyên tắc điều trị bệnh là chữa trị đợt bệnh cấp tính và điều trị duy trì bằng việc phối hợp những biện pháp chuyên khoa như là điều trị theo hướng bảo tồn, điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, hồi phục chức năng,…
Nghỉ ngơi hợp lý
Đầu tiên, người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, hạn chế cử động mạnh, tránh giang tay quá mức hoặc nâng lên quá cao để hạn chế những cơn đau ở khớp vai.
Điều trị nội khoa
– Những cơn đau sẽ được hạn chế bằng các thuốc giảm đau bình thường như Acetaminophen, Tramadol, Codein, Ultracet… theo từng riêng lẻ hoặc sử dụng kết hợp dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
– Những thuốc chống viêm không steroid như Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam … cũng sẽ được các bác sĩ kê đơn và phát huy công dụng hiệu quả trong tình huống này.
– Ngoài ra , bác sĩ có thể tiến hành tiêm Corticosteroid vào bên trong bao dịch để hỗ trợ giảm viêm, cải thiện cơn đau nhanh chóng.
Bài viết nhiều người quan tâm:
Phòng ngừa viêm bao hoạt dịch
Sau khi tiến hành điều trị 1- 3 tháng, bệnh nhân nên thường xuyên tái khám định kỳ để có thể theo dõi tình trạng phục hồi của bao hoạt dịch khớp. Cùng với đó, xây dựng chế độ sinh hoạt và vận động khoa học, hợp lý, tránh việc lao động quá sức trong khoảng thời gian dài, tránh việc thực hiện những động tác giang quá mức hay nâng tay lên cao quá vai. Bệnh nhân cũng cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật. Chú ý hạn chế tối đa những chấn thương ở khớp vai để không cho bệnh tái phát.
Viêm bao hoạt dịch co thắt khớp vai cần sớm được chữa trị. Đừng chủ quan khi bạn gặp phải dấu hiệu của bệnh. Việc điều trị sớm sẽ giúp bạn hạn chế biến chứng cũng như đem lại hiệu quả cao cho điều trị