Tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi đang ngày tiến gần tới mức báo động. Bệnh gây ra những cơn đau nhức, khiến các bạn trẻ phải chịu rất nhiều những phiền toái trong quá trình sinh hoạt và làm việc. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi được cho là do thói quen làm việc hiện nay của các bạn trẻ.
Xem thêm: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/thoat-vi-dia-dem-co-chua-khoi-duoc-khong-482158.html
Trước đây bệnh thoát vị đĩa đệm thông thường chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi do vấn đề tuổi tác khiến các đốt sống của họ ngày càng trở nên bị lão hóa. Tuy nhiên những năm gần đây tỉ lệ thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có dấu hiệu tăng một cách chóng mặt do một số nguyên nhân sau đây.
Đây là tình trạng rất quen thuộc ở giới trẻ, họ nghĩ rằng mình còn trẻ, còn khỏe nên không thể mắc bệnh được. Quan niệm này vô cùng sai lầm, việc coi thường sức khỏe và tâm lý chủ quan, không để ý những thay đổi bất thường của cơ thể sẽ gây ra rất nhiều bệnh tật nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước được.
Yếu tố nghề nghiệp gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ nhiều nhất là những người làm văn phòng. Người làm việc văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều giờ liền bên máy tính và ít khi di chuyển, đi lại. Điều này đã gây ra nhiều áp lực cho vùng cổ và thắt lưng, gây cứng cổ, cột sống và gây ra thoái hóa đốt sống cổ sớm.
Hơn nữa, việc thường xuyên làm việc quá sức, tăng ca hàng ngày cũng gây hại rất lớn cho cột sống, khiến cột sống không được nghỉ ngơi, thư giãn lâu ngày sẽ thành thoái hóa cột sống ở người trẻ.
Chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở người trẻ
Đây cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Ăn uống không đúng cách ở đây có thể là do ăn uống quá nhiều gây thừa chất hoặc ăn uống thiếu chất.
Có những người vì sợ béo, sợ tăng cân nên chỉ ăn toàn rau mà không bổ sung thêm các chất đạm, protein cho cơ thể dẫn đến thiếu chất. Khi cơ thể thiếu chất sẽ không đủ năng lượng và canxi, phốt pho để nuôi dưỡng dẫn đến xương yếu và thoái hóa sớm.
Bên cạnh đó, ăn quá nhiều đồ chiên rán, thức ăn nhanh dẫn đến béo phì, thừa cân tạo áp lực không nhỏ lên cột sống, khiến cột sống không đủ sức nâng đỡ trọng lượng cơ thể và lâu ngày dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Ít vận động cũng gây ra thoát vị đĩa đệm ở người trẻ
Lười vận động là tình trạng rất quen thuộc ở nhiều bạn trẻ hiện nay. Do áp lực công việc cũng như mệt mỏi, stress khiến nhiều người có tâm lí ngại vận động, ngại tập thể thao. Khi chúng ta không vận động, các đốt sống cũng như các khớp xương sẽ dần bị khô cứng, thiếu sự dẻo dai, co giãn. Lâu ngày sẽ gây ra thoát vị đĩa đệm vô cùng nguy hiểm.
Biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Cha ông ta có câu” phòng bệnh hơn chữa bệnh” . Khi chúng ta còn trẻ nên nghĩ những biện pháp bảo vệ sức khỏe. Để đề phòng hiệu quả căn bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi các bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây
– Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động gây đau như ngồi lâu, đứng lâu một tư thế. Khi đi máy bay hay đi ôtô đường dài, tư thế ngồi đúng nhất là ngả lưng ghế ra sau khoảng 15 độ (tức là lưng ghế và mặt ghế tạo thành một góc 105 độ) và ngồi dựa vào lưng ghế.
– Tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế. Tránh gây căng thẳng lên cột sống.
– Sử dụng kỹ thuật thích hợp khi phải nâng vật nặng hay tham gia vào các môn thể thao mạnh mẽ.
– Để giữ cho cột sống của bạn luôn luôn khỏe mạnh, nên thực hiện các bài tập tác động thấp như đi bộ hoặc bơi lội. Tập yoga nhẹ nhàng cũng có thể giúp cột sống mạnh mẽ và linh hoạt. Có thể tập các bài tập cho cổ và lưng nhẹ nhàng ngay tại nơi làm việc hoặc ở nhà. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện.
– Dinh dưỡng tốt cũng giúp sức mạnh hỗ trợ cột sống. Ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và ít chất béo sẽ làm giảm khối lượng cơ thể để cột sống chỉ phải nâng đỡ một khối lượng ít hơn. Thực phẩm như cá, các loại hạt, rau lá xanh có hàm lượng cao omega và chất chống oxy hóa đều có ích cho sức khỏe của khớp và đĩa đệm.
– Không nên hút thuốc vì các độc tố và chất nicotine trong thuốc lá ngăn chặn đĩa đệm của bạn hấp thu vitamin và chất dinh dưỡng.
– Nên ngủ đủ giấc, ngả lưng một chút trong buổi trưa cũng rất quan trọng. Tốt nhất nên có gối mỏng để tránh đau cổ.
Thận yếu ăn gì là tốt nhất? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến thận. Như các bạn đã được biết thì chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Quyết định nhiều đến việc bạn có chữa khỏi thành công căn bệnh này hay không. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu khi mắc phải bệnh thận yếu ăn gì là tốt nhất qua bài viết sau đây nhé!
Xem thêm: Yếu sinh lý: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa giúp nam giới lấy lại phong độ
Theo các nhà khoa học thì đối với những bệnh nhân mắc phải căn bệnh thận yếu thì chức năng của thận có thể phục hồi hoàn toàn nếu như người bệnh biết cách vận dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp mỗi ngày. Say đây sẽ là một số những món ăn giúp bồi bổ sức khỏe và giảm bớt được những áp lực có thể gây ra cho thận.
Đây là loại thực phẩm được biết đến là có tác dụng rất tốt với sức khỏe của thận. Hàm lượng tinh bột trong bí ngô rất cao nhưng lượng đường lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, việc này sẽ giúp quá trình lọc máu của tận trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, khiến chúng được xem là sự chọn hàng đầu dành cho những người bệnh mắc phải chứng thận yếu
Trong ớt chuông đỏ có chứa một hàm lượng lớn các loại vitamin A, C, B6, chất xơ…Đặc biệt hơn là trong ớt chuông có chứa một hợp chất vô cùng quan trọng đó là lycopene, đây là một chất có khả năng chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả, giúp thận không bị lão hóa và suy giảm chức năng của thận. Chính vì thế các bạn nên bổ xung ăn nhiều ớt chuông vào trong bữa ăn của mình.
Súp lơ
Trong súp lơ được cho là có 3 loại hợp chất rất tốt đối với thận là indoles, glucosinolate và thioxyanat. Đây là những chất có nhiệm vụ trừ khử các độc tố có trong cơ thể, qua đó giúp làm giảm nhiệm vụ mà thận phải gánh vác trong quá trình lọc máu.
Tỏi
Tỏi được biết đến là món ăn có chứa lượng kháng sinh tự nhiên cực kỳ dồi dào. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trong mỗi một củ tỏi sẽ có chứa 1mg Na, 12mg K, 4mg P. Giúp tăng cường sức đề kháng của thận, đồng thời tỏi cũng giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế tối đa khả năng gây viêm nhiễm tại thận
Hành tây
Trong hành tây có chứa hàm lượng chất flavonoid giúp ngăn ngừa khả năng tích tụ các chất béo trong máu. Ngoài ra cũng có chứa một loại chất nữa là quercetin giúp phòng ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư . Carbohydrate có khả năng làm giảm viêm nhiễm tại thận…
Các bạn có thể sử dụng hành tây để chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như xào cùng thịt bò, gan heo nướng cùng hành tây, gỏi tai heo hành tây…
Sử dụng nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả được biết đến là loại thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cho sức khỏe. Mỗi ngày các bạn có thể uống 1-2 ly nước ép hoa quả, thực hiện công việc này thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của thận, và giúp thận dần lấy lại chức năng vốn có.
Một số loại nước ép được cho là rất tốt đối với bệnh nhân thận yếu đó là nước ép từ táo, dâu, cà rốt, củ đậu, rau má…
Ăn cá biển
Cá biển là nguồn cung cấp Omega 3 vô cùng dồi dào. Đây là một chất có khả năng chống oxy hóa cực kỳ tốt cho cơ thể và thận. Omega 3 cũng giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, giảm nồng độ cholesterol trong máu qua đó giúp giảm tải được hoạt động của thận.
Những loại các được cho là có chứa nhiều Omega có thể kể đến như : Cá thu, các trích, cá bạc má chìa vôi…
Uống nhiều nước lọc mỗi ngày
Việc uống nước mỗi ngày sẽ giúp quá trình đào thải chất độc diễn ra được dễ dàng hơn. Tuy nhiên các bạn không nên uống quá nhiều nước cùng một lượng lớn mà chi thành nhiều phần nhỏ và uống trong ngày sẽ tốt hơn. Không nên uống những loại thuốc có màu như nước ngọt, bia rượu, soda…
Bài viết sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi thận yếu nên ăn gì là tốt nhất? Các bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh để có thể sớm hồi phục chức năng của thận nhé!
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thường gặp ở trẻ từ độ tuổi 3-16, đây là một căn bệnh tự miễn và không phải do vi khuẩn gây ra cho trẻ nhỏ, có thể bệnh được hình thành là do yếu tố di truyền…Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em qua bài viết sau đây nhé!
Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có những biểu hiện gần giống với tình trạng bệnh của người trưởng thành. Bện không phải là do viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra mà là do yếu tố tự động miễn dịch hoặc có thể do yếu tố di truyền.
Đây là một hiện tượng rối loạn tự nhiên, khiến hệ thống miễn dịch không thể nhận dạng được các tế bào và mô trong cơ thể nên phản ứng lại và tấn công chúng. Hiện tượng này có thể khiến các khớp bị sưng lên và gây ra những cơn đau nhức. Thông thường bệnh sẽ tồn tại ở 3 thể chính sau đây:
Thể ít khớp: Đây được cho là mức độ nhẹ nhất viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ. Hiện tượng này chỉ sưng viêm dưới 4 khớp và thường xuất hiện chưa quá 6 tháng, bệnh thường được tìm thấy ở đầu gối, cổ tay, cổ chân…của các bé gái.
Thể đa khớp: Đây là tình trạng viêm sưng từ 4 khớp trở lên và thời gian bệnh kéo dài trên 6 tháng. Thời gian đầu hiện tượng này chỉ xuất hiện ở những 1-2 khớp dau đó chúng ngày càng lan rộng và phát triển nặng hơn.
Viêm khớp dạng thấp hệ thống: Thường xuất hiện ở trẻ có độ tuổi từ 5-7 với nhiều biểu hiện đau nhức trên các khớp nhỏ như ở ngón tay, ngón chân…Viêm khớp dạng thấp hệ thống thường kéo dài từ vài tuần đến vài năm và có thể gây tổn thương đến cơ quan nội tạng.
Tốc độ phát triển ở trẻ nhỏ thường rất nhanh, chính vì thế hiện tượng đau nhức xương khớp do sự phát triển của cơ thể là hoàn toàn bình thường. Nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan trước những dấu hiệu này và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm về sau này.
Làm gián đoạn quá trình phát triển: Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em sẽ khiến hệ thống xương khớp và dây chằng phát triển một cách bất thường, điều này sẽ khiến các ngón tay, hoặc chân…phát triển không đồng đều và bị biến dạng.
Mắc các bệnh về mắt: Khi trẻ bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ gặp phải tình trạng đau mắt, viêm hốc mắt, thường cảm thấy đau nhức mắt khi tiếp xúc với luồng ánh sáng mạnh, thị lực bị giảm sút một cách đáng kể.
Cơ thể mệt mỏi, chán ăn: Khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, những cơn đau nhức sẽ liên tục hành hạ trẻ nhỏ, việc này sẽ khiến các bé có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, tinh thần suy giảm…
Teo cơ, giảm khả năng vận động: Được cho là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm khớp dạng thấp ở trẻ em.Tốc độ phát triển xương khớp ở trẻ nhỏ thường rất nhanh, chính vì thế khi mắc bệnh có thể gây teo cơ, biến dạng, thậm chí bại liệt hoàn toàn.
Cách chữa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Việc chữa bệnh viêm khớp cho trẻ nhỏ sớm sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công chữa khỏi căn bệnh này. Thông thường trẻ nhỏ sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng những phương pháp sau đây để điều trị bệnh.
Sử dụng các loại thuốc Tây y
Đây là những loại thuốc có tác dụng giảm đau, tăng cường sức đề kháng cho xương khớp và làm giảm viêm…Có 4 loại nhóm thuốc thường được sử dụng nhất đó là:
Phương pháp vật lý trị liệu
Để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thì các bác sĩ sẽ áp dụng thêm biện pháp vật lý trị liệu bao gồm các cách sau đây:
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em cần được phát hiện sớm và có những biện pháp chữa trị kịp thời vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ về sau rất nhiều.